Khoa học

Mỹ biến khí Co2 thành đá

Kết quả cuối cùng là những khoảng trắng trên một cấu trúc đá bazan trong hình.— Nguồn ảnh PR

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương PNNL thuộc Viện Công nghệ Hoa Kỳ đã thành công trong việc biến khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính thành đá bằng phương pháp đưa dung dịch CO2 áp suất cao vào đá bazan.

Trang web sciencealert.com cho biết trong nghiên cứu được thực hiện bởi tiến hành hồi đầu năm nay, các nhà khoa học đã biến CO2 thành dạng lỏng, rồi bơm vào đá bazan. Sau đó những phản ứng hóa học tự nhiên sẽ làm tiếp phần việc còn lại của việc chuyển đổi.

Các nhà khoa học mất hai năm phát triển kĩ thuật này để có kết quả khả quan hôm nay, Cuối cùng họ đã có một phương pháp thu thập và lưu trữ CO2, loại khí con người vẫn ngày ngày thải vào không khí qua hoạt động công nghiệp và gây hiệu ứng nhà kính, huỷ hoại môi trường.

Trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã sử dụng CO2 nguyên chất và họ đã đạt được một kết quả ấn tượng, họ thu được 1.000 tấn CO2. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết phản ứng hóa học mới diễn ra được trong điều kiện phòng thí nghiệm và tới giờ, họ chỉ chưa chưa chắc chắn rằng mất bao lâu để phản ứng này diễn ra trong tự nhiên.

Nhà nghiên cứu Pee McGrail nói: “Chúng tôi đã xác định được quá trìnhf hoá thạch của Co2 là khá nhanh, điều đó khiến cho việc lưu trữ CO2 trong các cấu trúc bazan này dễ dàng hơn nhiều. Chúng tôi đã xác định được khoảng thời gian ngắn mà CO2 bị hóa thạch vĩnh viễn”.

Ở nghiên cứu thực địa, các nhà khoa học đã bơm dung dịch CO2 vào dòng dung nham đã khô cứng tại độ sâu 900 mét dưới lòng đất, gần thị trấn Wallula, bang Washington. Ở độ sâu ấy, các khoáng chất gồm canxi, sắt và magie là thành phần cấu tạo của cấu trúc đá bazan. Những khoáng chất này sẽ trở nên bất ổn và dần dần bị phân rã dưới tác động phản ứng acid với CO2 rồi tạo nên một vật chất mang tên ankerit, một chất gần giống với đá vôi và có thể dính kết được với bazan.

Việc hoá thạch khí CO2 không phải là ý tưởng mới nhưng điều các nhà khoa học luôn tìm kiếm là cách đẩy nhanh quá trình này. Theo tính toán trước đây, phản ứng hóa học này có thể mất hàng ngàn năm.

Đá bazan là loại vật chất tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ và Iceland, đó cũng là một phần lý do tại sao đây là việc hoá thạch khí CO2 theo kiểu này một kĩ thuật hiệu quả, một thứ vũ khí sẵn có để chống lại lượng CO2 ngày một nhiều.

Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi chi phí khá cao và quan trọng nhất các nhà khoa học không chắc rằng quy mô thí nghiệm này có thể lớn tới đâu. Thậm chí , hiện nhóm nghiên cứu cũng chưa xác định được sức chứa CO2 của đá bazan. Cho nên trong thời điểm hiện tại, vẫn cần thêm các nghiên cứu khác nữa trước khi họ có thể tuyên bố rằng vấn nạn khí CO2 trong khí quyển sẽ được giải quyết hoàn toàn. Dù sao có một điều chắc chắ nghiên cứu này đã mở ra một cánh cửa rộng cho một phương pháp xử lý CO2 hiệu quả cho loài người.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ