Bầu trời

Các nhà khoa học xác định được sao lùn nâu nặng nhất

Hình ảnh đồ họa một sao lùn nâu trong không gian vũ trụ. — Nguồn ảnh sưu tầm

Một tính toán mới đây cho biết các nhà khoa học đã xác định được một sao lùn nâu thuần khiết nhất và nặng nhất từ trước đến nay, nó là một ngôi sao chết hoàn toàn được cấu thành từ hydro và heli.

Sao lùn nâu là những thiên thể cấp dưới sao khổng lồ trong vũ trụ, nó không phải một ngôi sao còn hoạt động cũng không phải là một hành tinh. Chúng có khối lượng không đủ lớn để duy trì phản ứng nhiệt hạch nhằm chuyển đổi hydro thành heli, là một quá trình cần thiết để một ngôi sao tỏa sáng và phát năng lượng.

Theo ScienceAlert, thiên thể mới được phát hiện, được định danh là SDSS J0104+1535, nằm cách chúng ta 750 năm ánh sáng trong chòm sao Pisces (Song Ngư). Nó không đủ khối lượng để trở thành một ngôi sao bình thường, nhưng dữ liệu ghi nhận được lại cho thấy 99,99% vật chất của nó là hydro và heli.

Theo một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vật lý thiên văn đảo Canary cho biết, do có quá nhiều chất khí nên ngôi sao này bị thiếu hụt kim loại nặng, khiến nó trở nên thuần khiến hơn Mặt Trời của chúng ta 250 lần, và các nhà khoa học chưa từng ghi nhận trường hợp giống vậy nào trước đây.

Nguồn ảnh sưu tầm

Thiên thể này được phát hiện lần đầu vào năm 1992 và được quan sát nhiều lần sau đó bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau. Các nhà khoa học đã phân loại SDSS J0104+1535 là một sao lùn lớp M – loại sao lùn với khả năng cao nhất có thể bùng cháy trở lại.

Tuy vậy, theo quan sát mới của nhà vật lý thiên văn ZengHua Zhang và các đồng nghiệp tại Đài Quan sát Nam Châu Âu ở Chile, cho thấy SDSS J0104+1535 có ít kim loại hơn những ngôi sao lớp M thông thường.

Các phép đo cho thấy sao SDSS J0104+1535 có khối lượng tương đơng 90 lần Sao Mộc, ước tính nó được hình thành từ 10 tỷ năm trước. Có thể đây cũng là sao lùn nâu được hình thành lâu nhất mà chúng ta từng phát hiện.

Trước đây các nhà khoa học không nghĩ đến có một sao lùn nâu chứa ít kim loại đến như vậy. Dĩ nhiên chúng ta rất khó phát hiện được những ngôi sao như thế, do lượng bức xạ phát ra cũng chúng yếu hơn so với những ngôi sao thông thường.

Điều này có nghĩa là còn rất nhiều các sao lùn nâu thuần khiết như thế trong vũ trụ. Lượng khí trên các ngôi sao này là những phân tử khí thuần khiết được lưu giữ suốt hàng tỷ năm nay, từ thuở ban sơ của vũ trụ.

“Đã tìm thấy được một sao lùn nâu kỳ lạ như thế, nghĩa là còn những thiên thể kỳ lạ giống vậy đang chờ đợi chúng ta, dù có lẽ số lượng không nhiều. Tôi rất ngạc nhiên và hứng thú khi đón chờ những điều kỳ lạ tương tự khác”, ông Zhang cho biết.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ