Startups

Người Mỹ cho rằng Nho giáo cản trở khởi nghiệp ở Việt Nam

Nhiều người Việt có mong muốn và tiềm năng khởi nghiệp, các chuẩn mực văn hóa trong nước lại là rào cản cho việc này chưa kể việc tiếp cận vốn vẫn là thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp trẻ.

Một trong các sáng lập viên của Hatch! Fair, Hội nghị và triển lãm khởi nghiệp dành cho startups lớn nhất tại Việt Nam, ông Aaron Everhart đến từ San Francisco cho biết cách gọi vốn Việt Nam giống Mỹ vào những năm 90. Tạp chí Forbes trích lời của ông “tôi cảm thấy môi trường ở đây rất thân quen. Có một mối quan tâm đặc biệt về startup ở Việt Nam hiện nay dường như ai cũng biết về nó”.

Nhưng Everhart nghĩ rằng hệ tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng tiêu cực đến khởi nghiệp tại quốc gia Đông Nam Á nơi nhân viên luôn phải nhất nhât tuân theo sếp mà không có bất cứ phản biện gì. Nhiều sáng lập viên của nhiều startup ít cởi mở và chia sẻ ý tưởng. Kể cả trong các buổi thảo luận mọi người thường không dám thách thức quan điểm của nhau.

Bên cạnh đó, giống nhiều nước châu Á, Việt Nam coi sao chép những ý tưởng thành công là chuyện bình thường, mà theo Everhart nó hoàn toàn trái ngược với văn hóa sáng tạo ở Thung lũng Silicon.

“Ở California, bắt chước là một điều đáng hổ thẹn”, Everhart nói. Theo Everhart, chìa khóa để khắc phục vấn đề trên là giáo dục. Sắp tới Hatch! Fair sẽ tổ chức các buổi hội thảo giáo dục về bất lợi của việc sao chép mô hình start-up cho các nhà đầu tư và người khởi nghiệp.

Một thách thức lớn khác cho các startup Việt Nam là tiếp cận vốn. Bên cạnh các rào cản về các thủ tục hành chính, vẫn còn một hố sâu năn cách giữa kiểu đầu tư truyền thống và loai dành cho các mô hình khởi nghiệp tại Việt Nam . Điều này làm cho các start-up khó tiếp cận được với nhà đầu tư thiên thần trong giai đoạn đầu. Ngoài gia đình và bạn bè, start-up không còn nơi nào khác để vay vốn. Ngân hàng thì siết chặt hầu bao, trong khi các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tín dụng không muốn rót tiền cho những thương vụ nhỏ lẻ.

“Không có mạng lưới nhà đầu tư thiên thần cho giai đoạn đầu khởi nghiệp có nghĩa là phần lớn hoạt đông với quy mô vốn dưới 100.000 USD”, Everhart nói.

Trái ngược với những điểm yếu kể trên Everhart có suy nghĩ tích cực về nguồn lực con người ở Việt Nam cho rằng những bạn trẻ trong nước luôn tràn trề quyết tâm, không ngại thay đổi, dám đi ngược lại với số đông để phát triển. Ông nói “ Họ chính là những hạt giống tốt, nếu như được chăm bón kỹ càng, họ sẽ nảy mầm và phát triển rực rỡ.”

Một điểm cộng nữa là các nhà hoạch định chính sách, đại học và tổ chức đang bắt đầu xem startup là động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Vì thế, Everhart tỏ ra lạc quan. “Tôi tin rằng tiền sẽ theo cơ hội. Nếu bạn có một đội ngũ tốt, ý tưởng tuyệt vời và thuyết phục được thị trường tiền sẽ tìm đến với bạn”, ông nói.

 

 

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ