Khoa học

Thịt nhân tạo, thực phẩm trong tương lai?

Công ty Start-up Memphis Meats ở vùng Vịnh đã tìm ra cách chế tạo làm thịt viên trong phòng thí nghiệm từ tế bào của thịt bò vì thế giảm thiểu được quá trình giết mổ động vật sống.

Theo trang Business Insider con người có hi vọng tiếp cận loại thịt làm từ phòng thí nghiệm này nhờ những tiến bộ công nghệ khoa học thay vì lấy trực tiếp từ động vật sống , từ hàng tăm năm nay.

Tại buổi giới thiệu sản phẩm của chương trình gây quỹ IndieBio diễn ra vào tháng 2 vừa qua, đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của Memphis Meats, ông Uma Valeti đã những vấn đề chính mà anh thấy với ngành công nghiệp chế biến thịt hiện nay: nhu cầu thịt đang “bùng nổ” và lớn hơn nhiều so với khả năng cung trong khi bản thân thịt sống lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như khuẩn E.Coli và các chất chống kháng sinh. Hơn nữa ông này cho biết, mất 23 calo thóc để có thể tạo ra 1 calo thịt bò và điều này rất khó duy trì trong tương lai.

Đây là sự khác biệt về sự nhiễm khuẩn và số lượng kháng sinh của thịt bò và heo Memphis Meats với thịt bình thường. — Nguồn ảnh PR

Đây là sự khác biệt về sự nhiễm khuẩn và số lượng kháng sinh của thịt bò và heo Memphis Meats với thịt bình thường. — Nguồn ảnh PR

Trong khi đó, CEO này cho biết tại phòng thí nghiệm của họ, họ lựa những con bò và con heo có chất lượng tốt, lấy tế bào thịt từ vai heo hoặc những phần khác, phân loại rồi tìm những tế bào có khả năng tự làm mới và “nuôi dưỡng” trong môi trường vô trùng.

Không giống như động vật nuôi lấy thịt thông thường, loại thịt này không cần phải “ăn” hạt để sống, năng lượng cần thiết để làm ra nó sẽ giảm đáng kể so với thịt lấy từ giết mổ gia súc. Memphis Meats cho biệt họ có thể tạo ra 1 calo thịt từ 3 calo năng lượng hạt.

Nguy cơ ngộ độc kháng sinh cũng giảm đáng kể bởi thịt được tạo ra trong phòng thí nghiệm được phát triển trong môi trường không mầm bệnh.

Tất cả những đội ngũ thử nghiệm chế biến thịt trong phòng thí nghiệm, kể cả Memphis Meats, đều phải sử dụng huyết thanh bào thai bê, được làm từ những con bê chưa được sinh ra, để bắt đầu quá trình nuôi dưỡng tế bào. Cho nên loại thịt mới này vẫn cần tới động vật thật. Tuy nhiên Valeti nói với tờ Wall Street Journal rằng trong tương lai công ty sẽ tìm và thay thế huyết thanh này bằng loại có nguồn gốc thực vật.

Trong những năm gần đây, chi phí để làm ra thịt trong phòng thí nghiệm đã giảm đáng kể. Khi nghiên cứu sinh tại đại học Maastricht ở Hà Lan tên là Mark Post tạo ra một chiếc burger làm từ thịt nhân tạo năm 2013, giá của cái ánh kẹp thịt này được bán với giá 325.000 USD. Sau hai năm, Post đã có thể hạ thấp giá xuống chỉ còn hơn 11 USD cho một chiếc burger đặc biệt này.

Tuy nhiên, sản xuất thịt nhân tạo số lượng lớn vẫn sẽ là một khó khăn với Memphis Meats vì phần lớn người tiêu dùng không sẵn lòng trả một số tiền không nhỏ cho một sản phẩm không mấy quen thuộc như thịt được làm trong phòng thí nghiệm. Cho nên công ty này sẽ phải giảm giá của nó bằng (thậm chí thấp hơn) giá thịt thông thường.

Trước đây Post nghĩ sẽ mất tới 30 năm thì thịt phòng thí nghiệm mới có thể được thương mại hóa, nhưng Memphis Meats rõ ràng không thể đợi lâu như vậy được. Món thịt viên này chỉ là một bằng chứng về ý tưởng của họ, và công ty start up này hy vọng rằng sẽ cho ra mắt một sản phẩm trong vòng 5 năm nữa

Memphis Meats đang gọi vốn trên trang Indiegogo để phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường. Ngay lúc này, công ty của họ đã thu được 13.000 USD với thời hạn 1 tháng nữa là dừng huy động vốn.

Vì burger của Mark Post không được đánh giá cao về mặt mùi vị nên hẳn nhiên nếu muốn tìm iếm khách hàng Memphis Meats là phải tạo ra một loại thịt thơm ngon thì mới có thể tồn tại được trên thị trường.

Memphis Meats đã tuyển chuyên gia ẩm thực chuyên thịt nướng Will Clem vào đội của họ. Người ta sẽ biết được trong vài năm tới, liệu bí quyết gia truyền của Will Clem có đem lại hiệu quả cho loại thịt nhân tạo này hay không.

 

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ