Khoa học

Có thể tìm thấy sự sống ngoài hành tinh trong năm nay 

Tiến sĩ Simon Foster, nhà vật lý học tại Đại học Imperial College London,Vương Quốc Anh, tin rằng tàu thăm dò vũ trụ Cassini sẽ đưa về tin tức tốt lành trong năm 2017, có thể trong số đó là tìm thấy sự sống ngoài hành tinh.

Kể từ khi rời Trái Đất năm 1997 và đến sao Thổ năm 2004, tàu thăm dò vũ trụ Cassini đã di chuyển quanh hệ thống và nghiên cứu bề mặt hành tinh, vành đai cùng với các mặt trăng của nó. Đến tháng 9/2017, con tàu này sẽ kết thúc nhiệm vụ của mình.

Tiến sĩ Foster chia sẻ với trang Tech News Gazette rằng hệ thống thiết bị thăm dò hiện tại xung quanh các ngoại hành tinh, sao Hỏa, mặt trăng sao Thổ, chắc chắn tàu vũ trụ sẽ mang về hy vọng 2017 sẽ là năm hứa hẹn tìm thấy sự sống ngoài hành tinh.

Tiến sĩ Foster cho biết “điều thú vị là một trong những mặt trăng của sao Thổ, Enceladus, là một khối cầu băng giá với khả năng tìm thấy sự sống cao. Hiện giới khoa học tập trung vào sao Hỏa và tôi cho rằng những mặt trăng như Enceladus và Europa có triển vọng tìm được sự sống dưới dạng vi khuẩn”.

Cũng giống như mặt trăng của sao Thổ, các chuyên gia tin rằng cuộc sống ngoài hành tinh có thể sớm được phát hiện trên hành tinh Proxima b.

Proxima b có thể được bao phủ bởi một đại dương duy nhất có độ sâu 200km.

Sau khi phát hiện hành tinh này vào tháng 8/2016, hai tháng sau đó, một đội ngũ gồm các nhà vật lý thiên văn ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) tính toán kích thước và các đặc điểm bề mặt của Proxima b. Từ những phân tích đó, các nhà khoa học kết luận, đây có thể là hành tinh chứa đại dương tương tự Trái Đất.

Kể từ khi rời Trái Đất vào năm 1997 và đến sao Thổ vào năm 2004, tàu thăm dò vũ trụ Cassini đã di chuyển quanh hệ thống và nghiên cứu bề mặt hành tinh, vành đai cùng với các mặt trăng của nó.

Proxima b quay quanh quỹ đạo trong một “vùng ôn đới” từ ngôi sao chủ Proxima Centauri có vị trí gần nhất với hệ Mặt Trời, chỉ cách Trái Đất bốn năm ánh sáng. Hành tinh này có kích thước bằng 1,3 Trái Đất, quay quanh quỹ đạo khoảng 7,5 triệu km tính từ ngôi sao chủ - bằng 1/10 khoảng cách của sao Thủy - hành tinh nằm gần Hệ Mặt Trời nhất.

Proxima b có thể được bao phủ bởi một đại dương duy nhất có độ sâu 200km.

Trong năm 2017, các nhà thiên văn học sẽ giám sát chặt chẽ Proxima b và ngôi sao mẹ của nó. Họ sẽ sử dụng nhiều kính viễn vọng khổng lồ, bao gồm Kính thiên văn cực lớn châu Âu, với hy vọng tìm thấy bằng chứng sự sống tại đây.

Mới đây nhất các nhà khoa học cũng tiết lộ kế hoạch nhắn tin thăm hỏi tới người ngoài hành tinh qua hệ thống vũ trụ SETI.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar