Hình tượng công nghệ

Zuckerberg truyền cảm hứng trong bài phát biểu tốt nghiệp tại Harvard

Nguồn ảnh trang cá nhân của nhân vật

Bài phát biểu của Mark Zuckerberg tập trung vào việc chúng ta có hể cải thiện cuộc sống qua những dự án lớn, cơ hội bình đẳng, xây dựng cộng đồng địa phương và toàn cầu. Anh đã vạch ra một kế hoạch “tạo một thế giới nơi mà mỗi người đều có ý thức về mục đích.”

Thay vì tập trung vào những cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard thì anh lại thúc giục các sinh viên kém may mắn hơn nắm bắt lấy cơ hội. Không lảng tránh thực tế công nghệ đang tạo ra những thử thách mới cho những người kém may mắn, anh nói rằng chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới cơ hội việc làm.

Trang Techcrunch đưa tin, Zuckerberg bỏ học Harvard vào năm thứ 2, năm 2014 để xây dựng Facebook khi nó đang phát triển vượt bậc. Nhưng ngày hôm nay anh đã được trao bằng Tiến sĩ Luật danh dự làm vui lòng cha mẹ và trở thành người phát biểu trẻ nhất trong lịch sử Harvard.

Bài phát biểu giúp Zuckerberg có cơ hội nói chuyện trực tiếp với thế giới về triết lý xây dựng cộng đồng mà anh đã vạch ra trong bức thư “tuyên ngôn nhân đạo” phát hành đầu năm nay. Anh coi đây là sứ mệnh mới của Facebook sau khi dành cả một thập kỷ để giúp thế giới trở nên “cởi mở và kết nối hơn.”

Để phổ biến cái nhìn của mình về cách xây dựng cộng đồng toàn cầu, thử thách năm 2017 của Zuckerberg là đi thăm tất cả các bang ở nước Mỹ mà anh chưa từng ghé qua. Nhiều người mô tả những chuyến thăm của anh giống với hình ảnh các chính trị gia “bắt tay và hôn các em nhỏ” khi họ tham gia vận động tranh cử và cho rằng Zuckerberg có thể chạy đua cho chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng Zuckerberg phủ nhận đây không phải là kế hoạch của anh.

Với 1,8 tỷ người dùng, Facebook tác động trực tiếp đến cách giao tiếp xã hội, tổ chức và hoạt động kinh doanh mỗi ngày. Bao quát được tình hình sử dụng của người dùng giúp anh có thể đáp ứng nhu cầu của họ thông qua sản phẩm của Facebook. Đó chính là lý do để anh thực hiện chuyến đi xuyên quốc gia này. Lòng đồng cảm qua chuyến đi này đã được anh truyền tải qua bài phát biểu.

Mục đích

Zuckerberg bắt đầu bằng một vài câu chuyện hài hước về cách sinh viên đại học của “đại học tuyệt vời nhất trên thế giới” đã hoàn thành “điều mà có lẽ không bao giờ tôi làm được”. Khi anh xây dựng Facebook trong phòng ký túc của mình, “FreshMash” là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến anh. Ứng dụng này đã khiến anh bị đuổi ra khỏi Harvard và trong một bữa tiệc chia tay sớm với bạn bè đã giúp anh gặp người vợ tương lai của mình, Priscilla Chan.

Sau đó, anh đưa ra các ý tưởng về mục đích của mình, không chỉ là mục đích của bản thân mà còn giúp người khác có cơ hội tìm ra mục đích thực sự của họ. Anh chia chiến lược để đạt mục tiêu của mình thành ba phần.

Các dự án lớn

Đưa một người đặt chân lên mặt trăng dường như là một điều không thể nhưng nhờ có sự cống hiến của cả một đội ngũ, không chỉ bao gồm các nhà khoa học mà còn là các nhân viên hỗ trợ, chính trị gia, kể cả những người nộp thuế thì chúng ta đã thực hiên thành công điều này.”

Zuckerberg giải thích:

“Thế hệ của chúng ta sẽ phải đối mặt với hàng chục triệu công việc được thay thế bởi tự động hóa như ô tô hay xe tải tự lái. Nhưng chúng ta có tiềm năng để làm được nhiều điều hơn nữa. Mỗi thế hệ có có một thành công riêng. Hơn 300000 con người làm việc để đưa một người lên mặt trăng. Hàng triệu tình nguyện viên đã tiêm chủng cho trẻ em trên toàn thế giới chống lại bệnh bại liệt. Hàng triệu người đã xâu dựng đập Hoover và các dự án lớn khác. Những dự án này không chỉ mang lại mục đích cho những công việc họ làm mà còn đem lại niềm tự hào rằng chúng ta có thể làm những điều tuyệt vời. Bây giờ chính là bước đi của chúng ta để thực hiện những điều tuyệt vời hơn nữa.”

Thử thách lớn nhất với các dự án lớn là khởi đầu nhưng chúng ta cần phải kiên nhẫn. Biến đổi khí hậu là một mục tiêu quá lớn cho một sự khởi đầu nhưng Zuckerberg đề xuất con người hãy bắt đầu với công việc lắp đặt các tấm pin mặt trời. Công ty Chan Zuckerberg Initiative đã đóng góp 3 tỷ USD để xóa bỏ bệnh tật và anh tin rằng các cá nhân khác có thể đóng góp bằng cách đóng góp công sức và hệ gen. Anh thậm chí còn đề xuất chúng ta làm việc để hiện đại hóa nền dân chủ bằng cách bỏ phiếu trực tuyến.

Cơ hội bình đẳng

Không chỉ người giàu hay giới thượng lưu mà tất cả mọi người phải có vai trò riêng để tối đa hóa tiến độ công việc. Và nhờ có trí tuệ nhân tạo và robot giúp đỡ, ngày càng nhiều công việc có nguy cơ biến mất.

Zuckerberg nói rằng: “Bây giờ là thời điểm cho thế hệ chúng ta xây dựng một hợp đồng xã hội mới” và không đánh giá tiến độ bằng GDP mà bằng sự tham gia rộng rãi của con người trong nền kinh tế.

“Chúng ta hãy dành thời gian để giúp đỡ ai đó. Hãy để mọi người tự do theo đuổi mục đích của họ không chỉ bởi vì đó là một điều đúng đắn mà nó còn giúp họ biến ước mơ thành những điều tuyệt vời. Tất cả chúng ta đều có thể làm tốt hơn thế nữa.”

Zuckerberg nói rằng thu nhập toàn cầu có thể thu hút sự chú ý của mọi người để tập trung vào giải quyết những vấn đề lớn và đóng góp cho xã hội thay vì chỉ cố gắng cho sự tồn tại cá nhân. Một đề xuất khác mà anh đưa ra là dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ với phí thấp để bố mẹ chúng có thể tiếp tục làm việc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe dự phòng để mọi người có thể sống khỏe mạnh, cải cách nhà tù và cung cấp giáo dục cho người phạm tội để họ có cơ hội làm việc ngay cả khi về già.

Xây dựng cộng đồng

Cuối cùng, Zuckerberg tin rằng chúng ta cần phải nâng cao ý thức cộng đồng cả ở địa phương và các nước láng giềng để có thể xây dựng mạng lưới hỗ trợ cho các cá nhân và các quốc gia thống nhất toàn cầu xoay quanh những vấn đề chung như biến đổi khí hậu.

“Chúng ta nhận thấy rằng những cơ hội tuyệt vời hiện nay đều là những cơ hội toàn cầu. Chúng ta có thể là thế hệ chấm dứt đói nghèo và bệnh tật. Chúng ta nhận thấy những thử thách khó khăn nhất đều cần phải có hành đồng toàn cầu. Không một đất nước nào có thể độc lập chống lại biến đổi khí hậu hay ngăn ngừa đại dịch. Sự tiến bộ ngày nay đòi hỏi đoàn kết không chỉ là các thành phố hay các quốc gia với nhau mà đó là cộng đồng toàn cầu.”

Một cuộc khảo sát cho thấy rằng thế hệ Y (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) trên thế giới cho rằng họ là “công dân toàn cầu”. Thay vào đó, Zuckerberg thấy mỗi thế hệ lại mở rộng vòng tròn của họ hơn nữa với những cá nhân đầy kết nối.

Zuckerberg đã vẽ lên những trận chiến, trong đó vẽ lên hình ảnh của tổng thống Donald Trump của phía bên kia mà không hề đề tên ông:

“Chúng ta đang sống trong một thời điểm không ổn định. Có những người bị bỏ lại phía sau bởi hiện tượng toàn cầu hóa trên khắp thế giới. Thật khó để quan tâm đến người ở những nơi khác khi chúng ta không cảm thấy tốt về cuộc sống của mình. Áp lực sẽ quay trở lại. Đây là cuộc đấu tranh của thời đại chúng ta. Các áp lực tự do, cởi mở và cộng đồng toàn cầu, chống lại các thế lực độc tài, chủ nghĩa biệt lập và dân tộc. Áp lực cho dòng chảy kiến thức, thương mại và nhập cư chống lại những gì làm chậm bước đi của chúng ta.” Lực hấp dẫn của cuộc chiến này dường như đã cuốn Zuckerberg đến tận cuối bài phát biểu. Zuckerberg miêu tả cảnh học sinh trung học mà anh là người hướng dẫn đã hoảng sợ thế nào khi không thể học đại học vì là dân nhập cư không có giấy tờ.

Có lẽ điều quan trong nhất trong bài phát biểu đó chính là quan điểm của Zuckerberg cách thức quá trình này sẽ được thực hiện như thế nào. Mặc dù lời nói của ông luôn có dẫn chứng về Facebook nhưng Zuckerberg không bao giờ đề cập tới những phần cụ thể của ứng dụng trong bài phát biểu hôm đó. Anh nhận ra rằng sức ảnh hưởng của sản phẩm được thể hiện qua những gì mà người dùng trải nghiệm. Facebook có rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Nhưng mỗi người trong chúng ta phải nới rộng hơn nữa vòng tròn của những cơ hội.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ