Tin tức

Nhà máy đầu tiên hút cacbon từ không khí để tạo sản phẩm hữu ích

Nguồn ảnh sưu tầm

Một công ty Thụy Sĩ vào ngày 31 tháng 5 đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới hút khí cacbon trực tiếp từ không khí và từ đó tạo ra những sản phẩm hữu ích khác.

Climeworks sẽ bắt đầu hoạt động tại một cơ sở gần Zurich, Thụy Sỹ với kế hoạch nén khí CO2 thu được và sử dụng làm phân bón cho cây trồng trong nhà kính. Công ty muốn mở rộng quy mô công nghệ cao của mình trong thập kỷ tới và mục tiêu dài hạn là giữ 1% phát thải CO2 toàn cầu đến năm 2025.

Theo trang Business Insider Cùng với việc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch đến con số không, việc loại bỏ CO2 ra khỏi không khí ngày càng được xem là một cách để ngăn chặn sự phát triển lâu dài của khí nhà kính trong không khí. Việc hút và lưu trữ CO2 cùng với việc thu nhiên liệu hóa thạch được gọi là phát thải.

Tốn rất nhiều thời gian cho việc hoàn thành các phương pháp khác nhau để hút và lưu trữ tạm thời khí cacbon. Các nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ tăng lên tới 3 độ C (3.6 độ F) góp vào hiện tượng nóng lên toàn cầu và sẽ không thể tránh khỏi trong vòng 22 năm tới. Các nhà khoa học cho rằng mức độ nóng lên toàn cầu là rất nguy hiểm và mục đích của hiệp định khí hậu Paris là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu trước khi nó vượt quá giới hạn.

Công nghệ hút khí cacbon từ không khí bao gồm trồng rừng và xây dựng các cơ sở trực tiếp chống ô nhiễm khí hậu từ không khí vẫn còn rất mới mẻ. Nó chưa được thực hiện ở quy mô lớn và không ai biết liệu nó có thể được ứng dụng trên toàn thế giới để loại bỏ đủ lượng khí cacbon làm chậm quá trình nóng lên của trái đất.

Climeworks khởi đầu cho ngành công nghiệp này đang nỗ lực hoàn thiện từng ngày. Các công ty khác, chẳng hạn như British Columbia nói rằng nhà máy lọc không khí trực tiếp sẽ hút khí cacbon từ không khí.

Sabine Fuss, nhà nghiên cứu năng lượng tái tạo tại Viện Nghiên cứu Mercator về biến đổi khí hậu ở Berlin nói rằng nhà máy lọc không khí trực tiếp là công ty đầu tiên hoạt động trong ngành công nghiệp này. Bà nói rằng: “Điều quan trọng cần lưu ý là họ sẽ không lưu trữ CO2 theo cách thông thường. Nó sẽ được ứng dụng trong các nhà kính, sản xuất nhiên liệu sinh học… Và phát thải sẽ không được sản sinh vì phát thải chỉ có thể xảy ra khi lượng CO2 bị lấy ra khỏi không khí và sau đó được lưu trữ mãi mãi.”

Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập Climeworks Christoph Gebald nói rằng nhà máy hút CO2 của công ty sẽ được sử dụng để cô lập khí cacbon. “Công nghệ phát thải rất quan trọng nếu chúng ta có khả năng giữ được mục tiêu của cộng đồng quốc tế dưới 2 độ C. Công nghệ DAC (hút khí trực tiếp) mang lại những lợi ích khác biệt để đạt được mục tiêu này và hoàn toàn khả thi khi kết hợp với kho dự trữ dưới lòng đất.”

Nhà máy Climeworks ở Zurich, Thụy Sỹ

Gebald nói rằng nhóm của ông ấy đã lắp đặt 18 máy thu khí CO2 trên nhà máy đốt rác ở Zurich. Họ sử dụng nhiệt thải từ lò đốt, sử dụng quạt để hút không khí xung quanh vào các bộ lọc hút CO2. Các bộ lọc được làm nóng và CO2 sẽ được loại bỏ và đưa vào các nhà kính gần đó. 900 tấn CO2 sẽ được sử dụng để trồng cây mỗi năm. Lượng khí cacbon cũng có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu vận tải, nước ngọt có ga và các sản phẩm khác.

Gebald cho biết để đạt mục tiêu loại bỏ khoảng 1% lượng phát thải cacbon toàn cầu hàng năm, cần có 250000 nhà máy thu gom không khí trực tiếp tương tự. Các nhà máy hút không khí trực tiếp trong tương lai sẽ tốn 400 USD cho mỗi tấn CO2 để vận hành. Cô lập cacbon giúp giảm thêm 10 đến 20 USD cho chi phí mỗi tấn.

Glen Peters, nhà nghiên cứu khí hậu thuộc CICERO, Nauy nói rằng ông không biết về Climeworks nhưng nó sẽ thật sự gây ấn tượng nếu công ty có thể đạt mục tiêu để chiếm 1% lượng khí thải CO2 toàn cầu nếu lưu trữ khí. Ông cho biết chi phí hoạt động cần phải giảm xuống khoảng 100USD/tấn lượng CO2 thu được thì công nghệ mới có thể mở rộng.

Một số công nghệ loại bỏ CO2 đang gây tranh cãi vì một số phương pháp liên quan đến việc trồng rừng và buộc phải thay đổi quy mô lớn trong cách sử dụng đất, ảnh hưởng đến người dân và nông trại.

Peter đã đồng ý xuất bản bài báo vào năm ngoái cảnh báo tập trung các công nghệ phát thải liên quan đến vấn đề đạo đức. Bởi chúng chưa được kiểm nghiệm, vẫn còn những nguy cơ công nghệ không thể mở rộng khiến các nhà hoạch định chính sách nghĩ rằng ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch không phải là một hành động cấp bách.

Khi được hỏi, Gebald nói rằng các nhà khoa học chắc chắn sự nóng lên toàn cầu có thể giải quyết được nếu lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm xuống. “Chúng tôi cảm thấy việc này không có gì liên quan đến vấn đề đạo đức. Các duy nhất chúng ta có thể thành công là hành động với tất cả những gì chúng ta có. Ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hút cacbon từ không khí là vô cùng cần thiết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.”

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar