công nghệ

Ứng dụng này đã thống trị các trường đại học Hồng Kông chỉ sau 1 tháng

Nguồn ảnh: Tech In Asia

Khoảng 400 tổ chức trực thuộc các đại học của Hồng Kông hiện đang sử dụng Qnect, một ứng dụng kết nối thành viên và bán vé sự kiện nơi mà người dùng có thể bán vé, bán hàng hóa và tạo kết nối với các thành viên. Qnect bắt nguồn từ Úc và có khối lượng giao dịch đạt 6 triệu USD chỉ trong 16 tháng.

Lần đầu thâm nhập thị trường Hồng Kông

Gần đây, Qnect đã dấn thân vào thị trường Hồng Kông. Khách hàng ban đầu của họ là 30 tổ chức khoa học lớn và gần 80.000 sinh viên của 5 trường đại học hàng đầu Hồng Kông. Theo đó công ty dự kiến sẽ đạt hơn 435.000 USD (tương đương 3,6 triệu HKD) giao dịch thanh toán hàng năm từ bán vé và hàng hóa.

Tại Hồng Kông, mỗi trường đại học có khoảng 200 tổ chức quản lý từ 1000 đến 8000 sinh viên. Mùa hè là thời điểm hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức này với các hoạt động thanh toán nhưng không có hệ thống nào có thể giúp các thành viên đồng thời bán và thu trực tuyến các khoản tiền như vé xem bóng đá, bữa ăn tối, bữa tiệc hay vé dự hội nghị.

Hiện tại, các tổ chức này chủ yếu dựa vào Google Biểu mẫu, chuyển khoản ngân hàng, xác nhận thanh toán trực tuyến hay thu tiền trực tiếp từ thành viên. Không có hệ thống quản lý thành viên, đặt hàng và bán hàng hóa.

Nguồn ảnh: Tech in Asia

Công cụ ‘bán vé xã hội’

Qnect được thành lập vào năm 2015 bởi Daniel Liang và Ryan Chen, hai người từng bỏ học đại học để theo đuổi các công cụ bán vé xã hội. Các công cụ này cho phép người tham dự sự kiện biết bạn bè của đang họ tham dự sự kiện nào và mua vé theo

Hiện tại Qnect có 150.000 người dùng ứng dụng di động và website. Vào năm 2016, công ty phát hành “vé hội viên”, cho phép các tổ chức có từ 500 đến 10.000 thành viên sử dụng công cụ này như là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hay hệ thống thông báo thành viên và thanh toán qua nhiều kênh.

Thành viên theo mặc định là khái niệm chỉ người trả tiền lần đầu sẽ tự động trở thành thành viên của tổ chức đó.

“Hiện nay, các trường đại học chưa được khai thác và công nghệ áp dụng còn lạc hậu. Không có một công cụ phù hợp giúp quản lý thành viên của tổ chức, bán vé, bán hàng hóa và quản lý hội viên của họ,” Liang nói.

Năm ngoái, Qnect đã gọi vốn từ Click Ventures (những nhà đầu tư ban đầu của Spotify, Meetup, DocuSign, và Palantir) và đạt điểm hòa vốn.

Cán mốc 80.000 người dùng trong 1 tháng

Không giống các startup khác, Liang và Chen đã tiếp cận trực tiếp và sử dụng chiến lược tiếp cận từ trên xuống. Họ kết hợp chặt chẽ với các tổ chức có ảnh hưởng và các nhà lãnh đạo cộng đồng để đáp ứng nhu cầu cụ thể với từng dịch vụ và nhờ họ truyền bá thông tin về Qnect.

“Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là phương pháp tốt khi bạn mới gia nhập thì trường vì nó đảm bảo giao dịch với những khách hàng đầu tiên. Các cuộc gặp gỡ cá nhân cho phép bạn bán và trả lời các câu hỏi trực tiếp phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bạn cũng có thể nhận được những phản hồi chất lượng mà phương pháp tiếp cận online không bao giờ có được,” Liang nói.

Hơn nữa, sản phẩm sẽ tự tăng trưởng. Tính năng bán vé xã hội của Qeks tạo ra hiệu ứng bóng tuyết vì nó cho phép người dùng tương tác với những người tham dự sự kiện khác và xem bạn bè của họ trên Facebook mua vé nào và trở thành thành viên của tổ chức nào.

Nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Thị trường thanh toán cho sinh viên đang nóng lên. Tuy nhiên, công ty cần phải tìm kiếm các đối tác chiến lược khác để hoàn thành mục tiêu mở rộng tới 100 trường đại học và 3.500 tổ chức trên khắp khu vực Đông Nam Á, theo đó trở thành một công cụ thanh toán phổ biến trong các tổ chức đại học.

Dịch từ Tech In Asia

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar