Tin tức

Nước Mỹ sẽ phải hứng chịu những gì từ biến đổi khí hậu?

Nguồn ảnh lấy lại

Theo tờ báo của chính phủ Hoa Kỳ New York Times, con người thường nói về biến đổi khí hậu như một vấn đề xa xôi, chỉ ảnh hưởng đến con cái và cháu của chúng ta, nhưng hiện tại nước Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả rất lớn từ nó. Trên thực tế, người dân Hoa Kỳ đang phải chịu đựng nhiệt độ tăng cao, lũ lụt ở các vùng ven biển và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt và mưa lớn.

Theo đó, Quốc hội triệu tập các dữ liệu từ các nhà khoa học bốn năm một lần từ 13 cơ quan liên bang như NASA và NOAA để tạo nên một phần của bản Đánh giá Khí hậu Quốc gia. Hàng ngàn nghiên cứu khoa học ghi nhận sự cố biến đổi khí hậu trên khắp thế giới đã chỉ ra sự thật trái ngược với những gì chính quyền tổng thống Trump thường nói về biến đổi khí hậu.

Báo cáo này cho biết: “Nhiều bằng chứng cho thấy các hoạt động của con người, đặc biệt là thải khí nhà kính đã gây ra những thay đổi thời tiết trong kỷ nguyên công nghiệp, đặc biệt là trong sáu thập niên vừa qua”. Nếu chúng ta không cắt giảm lượng khí thải này, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm 9 độ F vào cuối thế kỷ.

Thế giới không phải đợi đến cuối thế kỷ này để chứng kiến ​​hậu quả từ một lượng lớn CO2 thải ra môi trường. Dưới đây là một số hậu quả trực tiếp mà người Mỹ đang phải hứng chịu từ biến đổi khí hậu, theo báo cáo.

Nóng hơn. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Hoa Kỳ đã tăng 1,8 độ F từ năm 1901 đến năm 2016.

Các thành phố phải hứng chịu hậu quả. Khu vực đô thị đang trải qua sự gia tăng nhiệt độ ban ngày lên đến 7 độ F, nhiệt độ ban đêm lên đến 4,5 độ F, đặc biệt là các vùng ẩm ở Đông Hoa Kỳ.

Nhiều hiện tượng nhiệt độ cực đoan. Sóng lạnh ít hoạt động hơn từ đầu những năm 1900 trong khi sóng nóng trở lại thường xuyên từ những năm 1960. Sóng nhiệt có thể phá huỷ mùa màng, gây mất điện và cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Mưa nhiều hơn. Ở Mỹ, lượng mưa trung bình hàng năm từ năm 1901 đã tăng khoảng 4%. Vùng đồng bằng phía Bắc và phía Nam, vùng Trung Tây và vùng Đông Bắc Mỹ đang trở nên ẩm ướt hơn trong khi vùng Tây, Tây Nam và Đông Nam lại khô hơn.

Lốc xoáy thay đổi khó lường. Những năm 2000 là thời điểm số lượng lốc xoáy giảm rõ rệt nhưng gần đây chúng đã mạnh trở lại và diễn biến khó lường.

Cháy rừng. Các đám cháy rừng lớn ngày càng phổ biến ở khu vực Tây Mỹ và Alaska từ đầu những năm 1980.

Mực nước biển tăng. Đầu thế kỷ 20, mực nước biển trung bình trên toàn thế giới đã tăng từ 7 đến 8 inch. Điều này khiến số lượng lũ lụt ở một số thành phố ven biển nước Mỹ tăng gấp 5 đến 10 lần từ những năm 1960.

Alaska bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiệt độ ở Alaska (và Bắc Cực) đã tăng gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu trong 50 năm qua, băng tan nhanh. Kể từ năm 1984, khối lượng băng trên các sông băng ở Alaska giảm đi rõ rệt qua từng năm.

Báo cáo dự thảo của tờ The New York Times chưa được chấp thuận phát hành công khai bởi chính quyền Trump nhưng đã được Học viện Khoa học Quốc gia ký. Không rõ chính quyền có cố gắng ngăn chặn báo cáo này không nhưng cộng đồng khoa học đang theo sát từng hoạt động liên quan.

Michael Oppenheimer, giáo sư địa chất và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton cho biết: “Đây là báo cáo phân tích biến đổi khí hậu đầu tiên được đưa ra dưới thời chính quyền Trump. Các nhà khoa học sẽ theo dõi cẩn thận xem chính quyền sẽ xử lý vấn đề này như thế nào.”

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar