Events

William Bao Bean: Vì sao châu Á sẽ không sản sinh ra Mark Zuckerberg tiếp theo

Giám đốc điều hành của MOX và chủ phần hùn của SOSV đã giải thích về những vấn đề mà các doanh nghiệp châu Á đang phải đối mặt khi cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, cũng như những gì mà họ có thể làm

William Bao Bean phát biểu tại Hội nghị Echelon châu Á 2016. Nguồn: e27

Ngày thứ hai của Hội nghị Echelon châu Á năm 2016 đã bắt đầu với một phát biểu gây sốc của William Bao Bean ở phần CREATE.

“Điều tôi lo sợ là chúng ta sẽ không có bất cứ Mark Zuckerberg nào từ châu Á,” vị giám đốc điều hành của MOX và chủ phần hùn của SOSV phát biểu.

“Nếu các bạn nhìn vào hàng triệu đô la huy động được gần đây, tất cả chúng đều đổ vào quảng cáo, và rồi chuyển tới cho Google và Facebook,” ông giải thích thêm.

Điều này xảy ra vì ở các thị trường chú trọng di động trước tiên như Trung Quốc, việc kiếm khách hàng và giữ khách hàng là rất khác so với ở Mỹ và châu Âu.

“Vấn đề với Trung Quốc là ở đó có rất ít hiệu ứng lan tỏa. Nếu bạn là một nhà phát triển game ở Mỹ, bạn cần ít nhất 500,000 người dùng [rồi sau đó bạn có thể] đưa sản phẩm ra thị trường,” ông nói.

“Chúng ta nhìn thấy thị trường Trung Quốc như thể một khu vườn bị rào. Con đường để có được người dùng đã bị đóng và bạn phải trả tiền. Ngày nay rất dễ để khởi nghiệp, nhưng với tư cách một nhà đầu tư mạo hiểm, tất cả tiền của tôi lại phải đổ vào marketing, và điều đó thật ngớ ngẩn,” ông giải thích.

Tình trạng này dẫn tới kết quả là các doanh nghiệp startup thường đòi hỏi phải có mạng lưới mạnh hơn và vốn lớn hơn để thành công ở Trung Quốc, so với ở Mỹ, nơi mà ngay cả các công ty lớn cũng có thể bắt đầu từ ký túc xá đại học.

Khi nói tới Trung Quốc, các con số đều rất tuyệt vời. Nó là thị trường di động lớn nhất trên toàn cầu, hai trong số năm công ty Internet hàng đầu thế giới là từ Trung Quốc, Bean ghi nhận.

Thậm chí, 70% số lượng các công ty cho vay ngang hàng (P2P) đặt tại Trung Quốc, “vì hệ thống ngân hàng không hiệu quả,” Bean cho biết. Và năm trong số 10 ứng dụng Android được tải về nhiều nhất được tạo ra từ Trung Quốc.

“Nhưng bạn chẳng đọc được gì về chúng vì chúng không được báo chí Mỹ nhắc tới,” ông nói.

Nguồn thu hút vốn chủ yếu là từ ngành game và thương mại điện tử. Có một thực tế thú vị là rất nhiều trong số các công ty thuộc hai ngành này đều chỉ dựa vào thị trường nội địa, ví dụ như Tencent và Alibaba.

“Tencent được chia thành các nhóm sản phẩm tăng trưởng độc lập, với CEO và ngân sách riêng, và các nhóm này trên thực tế còn cạnh tranh với nhau,” Bean giải thích.

“WeChat đạt giá trị thị trường 83 tỷ USD chỉ trong bốn năm, với tỷ lệ tăng trưởng năm là 43 phần trăm,” ông cho biết.
Nếu có thứ gì mà Trung Quốc đang bị tụt lại phía sau so với các thị trường khác, thì đó chính là quảng cáo điện tử. “Trung Quốc rất kiểm soát và, vâng, họ điều khiển các cú nhấp chuột. Họ cũng không sẵn sàng chi trả cho các phần mềm,” Bean giải thích.

Quay trở lại đề tài chiến thắng trong cạnh tranh: Vậy các startup châu Á có thể sử dụng mô hình nào để tồn tại trong cạnh tranh khắc nghiệt?
Những gì SOSV đã làm có thể là một bài học bổ ích.

“Vì thế, chúng tôi tạo ra mô hình thị trường Shanzai,” Bean nói. “Chúng tôi đã áp dụng mô hình Xiaomi, tức là xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên phần cứng mà không có phần cứng. Hy vọng rằng đây là cách mà các doanh nghiệp Đông Nam Á có thể cạnh tranh với Trung Quốc,” ông kết luận.

Bài viết này được đăng lần đầu trên e27.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ