Startups

Bức tranh khởi nghiệp của Việt Nam được gói gọn trong một bảng tính

Bạn muốn biết về các vòng gọi vốn, thoái vốn, quỹ đầu tư mạo hiểm và mọi thứ khác đang diễn ra tại Việt Nam? Chúng tôi đã thu thập tất cả các thông tin thuận tiện cho bạn và thậm chí là bạn có thể đóng góp kiến thức của mình!

Theo Công ty tư vấn quản lý Boston Consulting Group, Việt Nam là quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng Thế giới đã xếp hạng Việt Nam ở vị trí 78 về “chỉ số thuận lợi kinh doanh” và nhiều người Việt trẻ đi du học và quay trở về nước với kiến thực khởi nghiệp có giá trị cũng như vốn hiểu biết về các thị trường phương Tây. Với dân số hơn 90 triệu người, tốc độ thâm nhập Internet đạt 30%, đăng ký thuê bao di động đạt 145% cùng với những nhà phát triển trẻ và tài năng, Việt Nam đang sở hữu tiềm năng lớn. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã bắt đầu để ý và rót tiền vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những bức tranh khởi nghiệp hấp dẫn hơn trong khu vực.

Mặc dù Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức về mặt pháp lý và chính trị nhưng Việt Nam đã tìm cách phát triển các công ty lớn và thành công như VNG, với “con kỳ lân” đầu tiên của nó là VC được định giá 125 triệu đô la Mỹ và Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam được định giá 75 triệu đô la Mỹ. Những ước tính này đã được đưa ra trong năm 2014 và chúng ta có thể giả định rằng chúng chỉ tăng lên kể từ đó.

Số lượng công ty khởi nghiệp ước tính tại Việt Nam dao động trong khoảng 1.4003.000, từ đó đưa Việt Nam trở thành hệ sinh thái lớn thứ 3 khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore and Indonesia.

Bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam đã chứng kiến 67 khoản đầu tư trong năm 2015, tăng 130%  so với năm 2014 với 28 khoản đầu tư. Số liệu được lấy từ báo cáo của Topica Founder Institute (TFI) - một vườn ươm khởi nghiệp tại Việt Nam. Báo cáo cũng cho rằng 25,8% các giao dịch này thuộc lần gọi vốn đầu tiên, chủ yếu được các nhà đầu tư nước ngoài cấp.

Một trong những phương diện thách thức nhất trong việc bao quát bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam là thiếu tính minh bạch. Có nhiều lý do khác nhau để giải thích cho điều này nhưng thực tế là có nhiều khoản gọi vốn vẫn chưa được công bố, từ đó gây khó khăn cho quá trình nắm bắt mức độ thành công của bức tranh này. Điều này không phổ biến trong các bức tranh khởi nghiệp khác mà chúng tôi đã xét thấy cần thiết phải chia sẻ thành công của hệ sinh thái và tạo ra các cơ hội khác từ nó.

Hiện vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm đối với bức tranh này để phát triển hơn nữa. Để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh tiềm năng, hãy điều hướng theo cách của mình thông qua bức tranh khởi nghiệp đang phát triển tại Việt Nam. Lấy cảm hứng từ danh sách các công ty khởi nghiệp sử dụng nguồn lực đám đông tại Israel được tạo bởi Eden Shochat, chúng tôi đã tạo một tài liệu nguồn mở - cơ sở dữ liệu, nếu bạn trình bày chi tiết các vòng gọi vốn và thoái vốn, công ty quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm và mô hình tăng tốc, các nhà đầu tư quan trọng kèm theo thông tin liên lạc và loại cơ hội mà họ đang tìm kiếm.

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Việt Nam từ Geektime

Xin đừng ngần ngại thêm, sửa hay bình luận. Ý tưởng nhằm mục đích thu thập thông tin từ đám đông vì lợi ích của toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Nếu bạn không có tên trong danh sách và muốn thêm tên của mình thì cứ thoải mái làm như vậy. Ngoài ra, nếu bạn là một nhà đầu tư và muốn sửa mục nhập của bạn, xin vui lòng làm như vậy. Chúng tôi hi vọng rằng danh sách này sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư và công ty khởi nghiệp cũng như những cá nhân trên khắp thế giới đang tìm một điểm khởi đầu trong bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam.

Vui lòng nhấp chuột vào liên kết này để tiếp cận cơ sở dữ liệu!

Nếu bạn có bất cứ ý tưởng hay đề xuất nào về việc thử nghiệm sử dụng nguồn lực đám đông, vui lòng chia sẻ ý kiến của mình trong phần Bình luận bên dưới.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ