công nghệ

Vantablack, vật liệu đen nhất có thể làm vật thể “biến mất”

Vantablack là vật liệu có độ đen nhất mà khoa học biết đến. - Nguồn Ảnh Surrey NanoSystems

Vantablack là vật liệu có màu đen nhất mà khoa học từng biết đến từ trước đến nay, có khả năng hấp thụ 99,96% ánh sáng nhìn thấy được, tia cực tím và hồng ngoại.

Được tạo ra đầu tiên vào năm 2014, Vantablack không phải là sơn, chất màu hay vải, mà là một lớp phủ đặc biệt được thiết kế để chống phản xạ, theo Surry NanoSystems, công ty sản xuất ra loại vật liệu này.

Theo Livescience.com, kể từ những bước phát triển đầu tiên, các nhà khoa học đã cố gắng làm tăng độ đen của vật chất này và vào năm 2016, nhóm nghiên cứu đã công bố trên Youtube một phiên bản cập nhật của Vantablack rất đen đến nỗi không một quang phổ kế nào có thể đô được lượng ánh sáng mà vât liệu này hấp thụ.

Hiện nay, một biến thể của Vantablack được biết đến với tên gọi Vantablack S-VIS đã được sản xuất dưới dạng xịt có khả năng ngăn chặn 99,8% tia cực tím, ánh áng nhìn thấy được và hồng ngoại – đủ để làm cho 1 vật thể 3D chi tiết xuất hiện chỉ như một hố đen.

Ben Jensen, phục trách kỹ thuật của Surrey Nano Systems cho biết Vantablack S-VIS trông giống như một tấm thảm màu nhung nếu được nhìn thấy trên một mặt phẳng nhưng nếu xoay tròn, bạn sẽ nhận ra nó là một vật chất đa chiều. Đây chinh là sự đặc biệt.

Vantablack đạt được độ đen tối đa nhờ vào hàng triệu ống nano carbon. Mỗi ống nano có đường kính 20 nanometers (nhỏ hơn 3,500 lần so với chiều rộng của sợi tóc và dài khoảng 14-50 micron. Trong một centimet vuông, ướng tính có khoảng 1 tỷ ống nano carbon.

Khi ánh sáng đi vào rừng ống nano này, cũng giống như đi bộ qua một cánh rừng mà các cây cao tới 3 kilometre thay vì 10 hay 20 mét thông thường.

Theo các nhà nghiên cứu, khả năng hấp thụ ánh sáng của Vantablack có thể được sử dụng để tăng hiệu quả của camera và cảm biến hồng ngoại và cả trong các thiết bị không gian.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ