công nghệ

Các nhà khoa học tìm ra phương pháp chụp ảnh 3D xuyên tường bằng WiFi

Nguồn ảnh lấy lại

Wifi hiển nhiên có đặc tính xuyên tường và đó chính là lý do chúng ta có thể lướt web thông qua sử dụng bộ định tuyến không dây đặt ở các phòng khác. Các nhà khoa học người Đức đã tìm ra cách khai thác khả năng này để chụp ảnh 3D hay các đồ vật trong phòng từ bên ngoài phòng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bức xạ sóng đều phát ra từ điện thoại, máy tính bảng hay laptop của chúng ta. Các bộ định tuyến phân tán và bật tín hiệu cho các vật thể, chiếu sáng căn nhà và văn phòng của chúng ta như những bóng đèn vô hình.

Trên trang Thisisinsider, Philipp Holl, 23 tuổi, sinh viên Đại học Kỹ thuật Munich cho rằng: “Về cơ bản chúng ta có thể scan một căn phòng với máy truyền WiFi.”

Holl ban đầu xây dựng thiết bị như là một phần của luận án tốt nghiệp với sự hỗ trợ của người hướng dẫn Friedemann Reinhard. Sau đó hai người đã gửi một nghiên cứu kỹ thuật của họ đến tạp chí Physical Review Letters và nó được xuất bản vào đầu tháng Năm.

Holl nói rằng: “Công nghệ này mới chỉ ở thời điểm sơ khai, có độ phân giải hạn chế” nhưng Holl cũng đưa ra rất nhiều hứa hẹn về nó. “Chẳng hạn có một tách cà phê trên bàn, bạn có thể cảm nhận được nhưng không thể thấy được hình dạng của nó. Nhưng bạn có thể tạo được hình dạng cho con người, một con chó hay chiếc ghế và với bất cứ vật gì lớn hơn 4 cm.”

Ý tưởng cho khả năng nhìn xuyên tường với WiFi đã có từ nhiều năm nay. Một số thiết lập giúp phát hiện có kẻ đột nhập vào nhà hay theo dõi đối tượng di chuyển bằng một hoặc hai ăng-ten WiFi. Những người khác dùng ăng-ten để xây dựng hình ảnh hai chiều. Nhưng Holl nói rằng: “ Không ai có thể sử dụng WiFi để tạo hình ảnh 3D của cả căn phòng và những gì bên trong nó. Phương pháp này mang lại những hình ảnh tốt hơn vì ghi lại được nhiều tín hiệu hơn khi chúng tôi đã scan toàn bộ căn phòng.”

Phương pháp của Holl khác xa so với những phương pháp trước.

Thứ nhất, nó sử dụng hai ăng-ten: một cố định và một di chuyển. Ăng-ten cố định ghi lại trường WiFi và tham khảo vị trí để cố định. Trong khi đó, ăng-ten khác được di chuyển bằng tay để ghi lại trường WiFi từ nhiều vị trí khác nhau. Những ăng-ten này không cần thiết phải có kích thước lớn. Chúng có thể rất nhỏ như những chiếc điện thoại thông minh.

Thứ hai, cả hai ăng-ten không chỉ ghi lại cường độ hoặc độ sáng của tín hiệu WiFi mà còn ghi lại pha-sóng ánh sáng. Ánh sáng laze là một pha. Một bóng đèn sợi đốt nóng sáng phát ra hỗn hợp các pha khác nhau của ánh sáng. Tương tự như laze, bộ định tuyến WiFi phát ra bức xạ sóng với tần số và pha rời rạc.

Thứ ba, các tín hiệu từ cả hai ăng-ten đồng thời được đưa vào máy tính, và phần mềm sẽ tìm ra sự khác biệt về cường độ và pha.

Phần mềm tạo ra hình ảnh hai chiều khi có sóng ăng-ten xung quanh rồi sau đó chúng xếp chồng lên nhau trong quá trình tạo hình ảnh 3D. Vì WiFi truyền qua hầu hết các bức tường, những hình ảnh ba chiều này là chính là những vật ở trong phòng.

Hình ba chiều đầu tiên của Holl và Reinhard là hình chữ thập ánh sáng đặt ở phía trước bộ định tuyến WiFi.

Kết quả hình ảnh có thể không giống lắm nhưng chúng chứng minh khái niệm hoạt động: khi ăng-ten chuyển động có thể bắt được bóng và sự phản chiếu của các vật thể trong không gian 3D qua bức tường.

Các ứng dụng chụp hình ba chiều bằng WiFi của Holl đã được mở rộng. Ví dụ là nhân viên cứu hộ có thể phát hiện người trong đống đổ nát sau trận động đất, thám tử điều tra có người trong nhà hay không. Holl nói: “Bạn có thể sử dụng một chiếc máy bay không người lái để định vị bên trong một toà nhà trong vòng 20 đến 30 giây.”

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Chuyển đến thanh công cụ