Tin tức

Alibaba buộc Trung Quốc phải phân chia lại thị trường bán lẻ

Nguồn ảnh: Tech In Asia

Cuộc chiến của những người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đang dịch chuyển sang hướng offline. Mới đây, Alibaba đã tuyên chiến với các đối thủ cạnh tranh bằng việc gia nhập thị trường cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng bán lẻ nhỏ của Trung Quốc. Như vậy mục tiêu thu hút 600 triệu người dùng Trung Quốc vẫn chưa thực sự khả thi nếu chỉ dùng công cụ bán lẻ trực tuyến.

TMall, một trong những doanh nghiệp mua sắm trực tuyến thuộc Alibaba trong thời gian tới sẽ mở rộng cung cấp hàng hóa cho chuỗi các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng trong phạm vi 500 mét quanh các khu dân cư và tòa nhà cao tầng. Theo một bài báo đưa tin, dự án này đặt mục tiêu mở 10.000 cửa hàng trong năm đầu tiên hoạt động. Các cửa hàng sẽ mang thương hiệu Tmall cũng như nhận được sự hỗ trợ về tiếp thị, thiết kế cửa hàng, quản lý hàng tồn kho.

Động thái này cho thấy sự quan tâm của công ty đối với mảng bán hàng truyền thống, bao gồm các chuỗi siêu thị cung cấp thực phẩm tươi sống và cửa hàng tạp hóa. Đây được gọi là mô hinh bán lẻ mới, tích hợp offline với tính năng online và thực chất là một cách thúc đẩy bán hàng trực tuyến thông qua các cửa hàng truyền thống.

Khẳng định vị thế trong thị trường truyền thống

Sự chuyển dịch này là kết quả tất yếu của việc mảng trực tuyến trưởng chậm về cả số lượng người dùng mới và chi tiếu bình quân đầu người. Theo báo cáo của Tập đoàn Tư vấn Zhiyan, doanh số bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm từ 13% trong năm 2016 xuống còn 13% vào năm 2020.

Alibaba không phải là doanh nghiệp đầu tiên mở rộng quy mô hoạt động của mình. JD, đối thủ nội địa lớn nhất của Alibaba cũng từng công bố tham vọng trở thành đối tác cung cấp cho một triệu cửa hàng tiện lợi tại địa phương trong những năm tới.

Ông Cao Lei, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử của Trung Quốc cho biết: “Thị trường truyền thống vẫn chiếm ưu thế với tiêu dùng trong nước. Mặc dù bán lẻ trực tuyến đã phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng theo dữ liệu của chúng tôi, doanh thu của các nhà bán lẻ năm ngoái đã giảm tới 15%”.

Tại sao là các cửa hàng bán lẻ nhỏ?

Trước đây, các doanh nghiệp thương mại điện tử tập trung cạnh tranh trên phân khúc sản phẩm tiêu dùng bền có độ bền cao như quần áo, sách vở và hàng điện tử. Nhưng còn một thị trường tiềm năng rộng lớn, có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đô là thực phẩm tươi sống và hàng tap hóa. Thị trường ngày càng mở rộng ra các khu ngoại ô và thành phố nhỏ, trong khi mua sắm trực tuyến ngày càng chững lại ở thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

Phân khúc thị trường này phát triển tương đối nhanh và cả JD lẫn Alibaba đều đang cạnh tranh khốc liệt ở đó. Cả hai công ty đều đang tận dụng cơ sở hạ tầng và các nguồn lực hậu cần hậu hiện có, thông qua một mô hình nhượng quyền thương mại. Theo đó cửa hàng nhượng quyền sẽ được hỗ trợ bởi nhà cung cấp với một loạt các dịch vụ cung ứng sản phẩm, logistics, tiếp thị, thiết kế…

Alibaba đang thúc đẩy thêm các nhà phân phối thứ ba để hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình. Công ty đã tuyển dụng thêm nhiều nhân sự nhằm phục vụ chuyển đổi các cửa hàng nhỏ. Cainiao, một mạng lưới logistics được hậu thuẫn bởi Alibaba cũng đang có kế hoạch mở rộng quy mô tại các vùng nông thôn.

Những cửa hàng bán lẻ nhỏ có gì?

Theo Alibaba, cửa hàng địa phương là nơi khách hàng muốn mua hàng ngay với số lượng hàng hóa nhỏ. Thông thường, các cửa hàng này thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nhỏ không biết nhiều về bán lẻ trực tuyến. Khách hàng của họ có rất nhiều người già và trẻ em - những đối tượng nằm ngoài khách hàng mục tiêu của các nhà bán lẻ trực tuyến. Ứớc tính có khoảng sáu triệu cửa hàng như vậy nằm rải rắc khắp Trung Quốc, trong đó 70% nằm ở các thành phố từ cấp 3 trở xuống. 

Chủ cửa hàng thường liên hệ với nhà cung cấp nhỏ khi một sản phẩm hết hàng, sắp xếp giao nhận và tự dự đoán những gì khách hàng muốn dựa trên doanh số bán hàng trước đó. Những thao tác nhỏ nhặt này không những khiến chủ cửa hàng mất rất nhiều công sức mà còn làm giảm tính khả thi sản phẩm mới cũng như đem đến một số hậu quả không thể lường trước.

Alibaba hiện tại hoạt động theo mô hình B2B (doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp), là nền tảng trực tuyến cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp nhỏ. Trong thời gian tới, mở rộng quy mô cung cấp cho các cửa hàng nhỏ truyền thống sẽ giúp Alibaba thu được nhiều lợi nhuận và đẩy hàng tồn kho nhanh hơn, ông Cao chia sẻ.

Nhấn vào đây để bình luận

Trả lời bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐỌC NHIỀU

Lên trên
Skip to toolbar